Trường hợp không nên tẩy trắng răng

Tẩy trắng răng thực chất là phương pháp nha khoa nhằm lấy đi các sắc tố vàng, nâu… ở men răng và ngà răng. Từ đó, giúp răng trở nên trắng sáng hơn. Tuy nhiên, tẩy trắng răng không phải là làm cho răng trắng sáng tuyệt đối. Bởi mức độ trắng sẽ phụ thuộc vào tình trạng răng miệng và màu sắc răng trước khi tẩy.

Dù phương án tẩy trắng này gần như vô hại với cơ thể, tuy nhiên vẫn có một số trường hợp các bạn chú ý không nên thực hiện tẩy trắng răng như:

  • Người bị dị ứng với thuốc tẩy do cơ địa.
  • Phụ nữ đang trong quá trình mang thai và cho con bú
  • Trẻ em dưới 16 tuổi: vì trong giai đoạn này, cấu trúc xương hàm của trẻ chưa ổn đình và tủy dễ bị kích ứng.
  • Những người cao tuổi và đang mắc các bệnh mãn tính khác.
  • Người có ngà răng bị lộ do viêm lợi, mòn răng cơ học bởi đánh răng sai cách hoặc hở chân răng

Để đảm bảo an toàn trước khi tẩy trắng răng, bạn cần lưu ý một số vấn đề như:

  1. Tẩy trắng răng không lâu dài: Sau khi thực hiện tẩy trắng răng, răng của bạn sẽ trắng sáng chỉ trong khoảng từ 6 tháng đến 1 năm. Sau khoảng thời gian này, răng sẽ lại ố vàng hoặc xỉn màu do tác động trong quá trình ăn uống và chăm sóc.
  2. Có thể gặp tác dụng phụ: Dù ngày nay, tẩy trắng răng được áp dụng công nghệ hiện đại nhưng vẫn có thể xảy ra những tác dụng phụ không mong muốn như ê buốt, hơi đau,... do răng nhạy cảm. Nếu quá khó chịu, bạn nên nói chuyện với bác sĩ nha khoa để được kê thuốc giảm đau hợp lý.
  3. Không nên tẩy trắng răng thường xuyên: Tẩy trắng răng thường xuyên có thể làm cho răng bạn ê buốt kéo dài, đồng thời làm cho răng yếu đi. Tốt nhất, bạn nên tẩy răng 1 - 2 lần/ năm theo chỉ định của bác sĩ.
  4. Kết quả tẩy trắng phụ thuộc vào màu răng trước đó: Nếu như răng lúc chưa tẩy xỉn màu quá nặng hoặc nhiễm Tetracyclin quá nặng thì không thể nào tẩy được.

Hãy liên hệ đến nha khoa Cát Tiên nếu bạn có bất cứ vấn đề gì về răng miệng bạn nhé, đội ngũ bác sĩ có chuyên môn hàng đầu cũng với thiết bị y tế đạt chuẩn sẽ luôn hỗ trợ bạn hết mình trong quá trình tìm lại nụ cười khỏe mạnh!

Dịch vụ khác

Bị sâu răng nên bọc răng sứ hay trám răng

Sâu răng là một loại bệnh lý về răng phổ biến nhất mà bất cứ ai cũng đều có nguy cơ mắc phải. Biểu hiện của răng sâu là có các vệt đen nhỏ li ti trên bề mặt răng, vậy khi bị sâu răng chúng ta nên bọc sứ hay trám răng? Hãy đọc bài viết dưới đây để hiểu thêm nhé!

Nguyên nhân gây xỉn màu răng

Do chế độ ăn uống cũng như phương pháp chăm sóc răng không đúng đã dẫn đến tình trạng răng bị xỉn màu. Hãy tham khảo thêm bài viết dưới đây đề hiểu thêm về các nguyên nhân làm cho răng của bạn bị xỉn màu nhé!

Lý do bọc răng sứ khiến bạn bị hôi miệng

Trồng răng sứ bị hôi miệng không phải là tình trạng hiếm gặp, điều này khiến cho rất nhiều người đã bọc răng sứ cảm thấy khó chịu và mất tự tin khi giao tiếp. Vậy lý do dẫn đến tình trạng này và cách khắc phục vấn đề này là gì?

Những lưu ý khi tẩy trắng răng

Tẩy trắng răng là phương pháp sử dụng các hóa chất chuyên dụng kết hợp với năng lượng ánh sáng để tạo ra các phản ứng oxy hóa nhằm cắt đứt các chuỗi phân tử màu trong ngà răng. Nói đơn giản đây là phương pháp làm cho răng bạn trắng sáng hơn. Vậy có những lưu ý nào khi thực hiện phương pháp này? Hãy cùng đọc bài viết dưới đây nhé!

Những lý do khiến răng bị ê buốt sau khi bọc răng sứ

Sau khi bọc răng sứ, chúng ta sẽ cảm giác được răng bị ê buốt, vì vậy lý do tại sao lại khiến răng bị ê buốt, hãy đọc bài viết dưới đây nhé:

Giải pháp giúp răng bọc sứ không còn bị ê buốt

Sau khi bọc răng sứ, tình trạng ê buốt chỉ xảy ra vài ngày đầu và sau đó sẽ chấm dứt hoàn toàn. Để không gặp những biến chứng như: bọc răng sứ bị viêm nướu, răng ê buốt kéo dài... bạn nên tránh nhai thức ăn khoảng 2 giờ sau khi bọc sứ.