Quy trình trám răng thẩm mỹ

Trám răng thẩm mỹ có thể hiểu ngắn gọn là phương pháp nha khoa đơn giản nhằm phục hồi chức năng của những chiếc răng bị hư hỏng do bị sâu răng, răng mẻ, răng vỡ, răng thưa, răng hở lợi,…

Quy trình trám răng tại các nha khoa được diễn ra tuần tự theo các bước sau đây:

  • Bước 1: Thăm khám tổng quát: Bác sĩ tiến hành thăm khám để xác định mức độ tổn thương của răng cần trám. Nếu cần có thể cho chụp phim X-Quang để xác định xem tủy răng có bị tổn thương hay không. Sau đó, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp và vật liệu trám thích hợp (Composite resin có hoặc không có kết hợp với che tủy, trám lót bằng ciment).
  • Bước 2: Sửa soạn xoang trám: Bác sĩ tiến hành nạo sạch phần mô bị hư hại cũng như mài vát men làm tăng độ lưu giữ của miếng trám.
  • Bước 3: So màu răng : Bước so màu răng diễn ra để lựa chọn chính xác màu của vật liệu trám.
  • Bước 4: Đặt khuôn trám hoặc dùng chỉ co nướu: Sử dụng chỉ co nướu hoặc đặt khuôn trám trong những trường hợp bờ xoang sâu dưới nướu hoặc xoang sâu lớn.
  • Bước 5: Trám răng: Thực hiện quy trình trám răng thẩm mỹ qua các bước tiêu chuẩn: xoi mòn acid (etching), tạo lớp dán (bonding) và trám composite resin quang trùng hợp (light polymerization).
  • Bước 6: Kiểm tra lại: Kiểm tra và mài chỉnh những điểm vướng cộm sau khi trám.
  • Bước 7: Hoàn thiện quy trình trám răng: Đánh bóng miếng trám và cho bệnh nhân xem miếng trám để đánh giá thẩm mỹ.

Lợi ích sau khi thực hiện trám răng

Trám răng là một phương án đơn giản, nhanh chóng và chi phí rẻ, thế nhưng không vì vậy mà nó không mang lại nhiều lợi ích:

1. Cải thiện tính thẩm mỹ

Có bao giờ bạn nghĩ đến việc chiếc răng cửa của mình mẻ đi một mảnh, khiến bạn ngại không dám nở nụ cười khi giao tiếp? Do đó, trám răng sẽ giúp lấy lại hình dáng một chiếc răng nguyên vẹn, cải thiện thẩm mỹ cho hàm răng và cả khuôn mặt.

2. Cải thiện chức năng ăn nhai

Những chiếc răng hàm bị sâu thường sẽ gây ra mùi hôi miệng và đau nhức, nhất là khi thức ăn rơi vào lỗ sâu răng càng làm bạn cảm thấy khó chịu hơn. Trám răng sẽ lấp đầy những lỗ sâu răng này, giúp bạn có thể ăn nhai thoải mái mà không sợ tình trạng này nữa. Đồng thời, hệ tiêu hóa cũng không còn phải làm việc quá sức vì răng khó ăn nhai nữa.

3. Điều trị bệnh lý trên răng

Không những cải thiện chức năng ăn nhai, răng được trám sẽ đồng thời ngăn ngừa được sự tấn công trở lại của vi khuẩn. Từ đó giúp răng cứng chắc, khỏe mạnh hơn cũng như không còn bị sâu răng nữa.

Hãy liên hệ đến các nha khoa uy tín để có thể nhận được sự tư vấn nhiệt tình và chính xác từ các bác sĩ có chuyên môn để bạn có được phương pháp trám răng phù hợp và tốt nhất cho mình nhé!

Dịch vụ khác

Bị sâu răng nên bọc răng sứ hay trám răng

Sâu răng là một loại bệnh lý về răng phổ biến nhất mà bất cứ ai cũng đều có nguy cơ mắc phải. Biểu hiện của răng sâu là có các vệt đen nhỏ li ti trên bề mặt răng, vậy khi bị sâu răng chúng ta nên bọc sứ hay trám răng? Hãy đọc bài viết dưới đây để hiểu thêm nhé!

Nguyên nhân gây xỉn màu răng

Do chế độ ăn uống cũng như phương pháp chăm sóc răng không đúng đã dẫn đến tình trạng răng bị xỉn màu. Hãy tham khảo thêm bài viết dưới đây đề hiểu thêm về các nguyên nhân làm cho răng của bạn bị xỉn màu nhé!

Lý do bọc răng sứ khiến bạn bị hôi miệng

Trồng răng sứ bị hôi miệng không phải là tình trạng hiếm gặp, điều này khiến cho rất nhiều người đã bọc răng sứ cảm thấy khó chịu và mất tự tin khi giao tiếp. Vậy lý do dẫn đến tình trạng này và cách khắc phục vấn đề này là gì?

Những lưu ý khi tẩy trắng răng

Tẩy trắng răng là phương pháp sử dụng các hóa chất chuyên dụng kết hợp với năng lượng ánh sáng để tạo ra các phản ứng oxy hóa nhằm cắt đứt các chuỗi phân tử màu trong ngà răng. Nói đơn giản đây là phương pháp làm cho răng bạn trắng sáng hơn. Vậy có những lưu ý nào khi thực hiện phương pháp này? Hãy cùng đọc bài viết dưới đây nhé!

Những lý do khiến răng bị ê buốt sau khi bọc răng sứ

Sau khi bọc răng sứ, chúng ta sẽ cảm giác được răng bị ê buốt, vì vậy lý do tại sao lại khiến răng bị ê buốt, hãy đọc bài viết dưới đây nhé:

Giải pháp giúp răng bọc sứ không còn bị ê buốt

Sau khi bọc răng sứ, tình trạng ê buốt chỉ xảy ra vài ngày đầu và sau đó sẽ chấm dứt hoàn toàn. Để không gặp những biến chứng như: bọc răng sứ bị viêm nướu, răng ê buốt kéo dài... bạn nên tránh nhai thức ăn khoảng 2 giờ sau khi bọc sứ.