Quá trình mọc răng sữa ở trẻ em

Thời gian trẻ bắt đầu mọc răng sữa:

– 6 - 8 tháng tuổi mọc 4 răng cửa giữa (2 răng cửa giữa dưới mọc đầu tiên, tiếp theo là răng cửa giữa trên)
– 9 - 12 tháng tuổi mọc 4 răng cửa bên
– 12 - 15 tháng tuổi mọc 4 răng hàm sữa thứ nhất
– 18 - 21 tháng tuổi mọc 4 răng nanh sữa
– 24 - 30 tháng tuổi mọc 4 răng hàm sữa thứ hai

Thời gian trẻ bắt đầu mọc răng vĩnh viễn và thay dần răng sữa:

Đến thời kỳ thay răng, chân răng sữa sẽ tiêu, răng sữa lung lay và rụng để răng vĩnh viễn mọc lên. Răng nào mọc trước sẽ thay trước. Nếu rặng không tự rụng nên đưa trẻ tới bác sĩ nha khoa khám và nhổ.

– 5 -7 tuổi các răng cửa giữa vĩnh viễn mọc, thay các răng cửa giữa sữa
Thời gian này trẻ cũng mọc các răng hàm (cối lớn) thứ nhất sau răng hàm sữa thứ hai (lưu ý đây là răng vĩnh viễn, không thay)
– 7 - 8 tuổi các răng cửa bên vĩnh viễn mọc, thay các răng cửa bên sữa
– 9 -10 tuổi các răng tiền hàm (cối nhỏ) thứ nhất mọc, thay các răng hàm sữa thứ nhất
– 10 -11 tuổi thay các răng nanh sữa
– 11 - 12 tuổi các răng tiền hàm (cối nhỏ) thứ hai mọc, thay các răng hàm sữa thứ hai
Thời gian này trẻ cũng mọc các răng hàm (cối lớn) thứ hai sau răng hàm thứ nhất và đây cũng là răng vĩnh viễn, không thay.

Các dấu hiệu sau cũng có thể thấy khi trẻ mọc răng:

  1. Sốt nhẹ. Nếu trẻ sốt trên 380 C, có thể cho uống thuốc hạ sốt (theo chỉ dẫn của bác sĩ).
  2. Chảy nước miếng
  3. Nướu tại chỗ răng đang nhú lên có thể sung đỏ, trẻ thường thích cắn gì đó (ngón tay, đồ chơi). Chú ý vệ sinh răng miệng tốt cho trẻ và đồ chơi.
  4. Biếng ăn: Sự khó chịu sẽ khiến trẻ biếng ăn. Nên cho trẻ ăn nhiều lần và cho trẻ ăn thức ăn mềm, dễ tiêu.
  5. Có thể bị tướt (đi ngoài phân loãng hay sệt) 3-4 lần trong ngày, chú ý cho trẻ uống nhiều nước. Nếu trẻ đi ngoài loãng nhiều hơn nên đưa bé đến bác sĩ khám.

Tại sao phải chăm sóc hàm răng sữa?

Một số phụ huynh nghỉ là răng sữa sẽ được thay nên không chú ý. Thực ra, răng sữa trong nha khoa trẻ em rất quan trọng trong sự phát triển thể chất của trẻ (ăn nhai, phát âm) và thẩm mỹ. Răng sữa giữ chỗ cho răng vĩnh viễn tương ứng trên cung hàm, giúp răng vĩnh viễn mọc lên đúng chỗ, đều đẹp và giúp xương hàm phát triển bình thường.

Ngoài ra phụ huynh cần giúp trẻ có thói quen chăm sóc răng miệng từ sớm, lưu ý những thói quen xấu trẻ mắc phải để có biện pháp khắc phục phù hợp. Rất nhiều trẻ khi mọc răng sữa đều và đẹp, nhưng khi thay răng vĩnh viên thì răng hô, thưa, khấp khểnh. Cho trẻ thăm khám răng miệng định kỳ để theo dõi quá trình mọc răng cũng như sức khỏe răng miệng của trẻ.

Dịch vụ khác

Bị sâu răng nên bọc răng sứ hay trám răng

Sâu răng là một loại bệnh lý về răng phổ biến nhất mà bất cứ ai cũng đều có nguy cơ mắc phải. Biểu hiện của răng sâu là có các vệt đen nhỏ li ti trên bề mặt răng, vậy khi bị sâu răng chúng ta nên bọc sứ hay trám răng? Hãy đọc bài viết dưới đây để hiểu thêm nhé!

Nguyên nhân gây xỉn màu răng

Do chế độ ăn uống cũng như phương pháp chăm sóc răng không đúng đã dẫn đến tình trạng răng bị xỉn màu. Hãy tham khảo thêm bài viết dưới đây đề hiểu thêm về các nguyên nhân làm cho răng của bạn bị xỉn màu nhé!

Lý do bọc răng sứ khiến bạn bị hôi miệng

Trồng răng sứ bị hôi miệng không phải là tình trạng hiếm gặp, điều này khiến cho rất nhiều người đã bọc răng sứ cảm thấy khó chịu và mất tự tin khi giao tiếp. Vậy lý do dẫn đến tình trạng này và cách khắc phục vấn đề này là gì?

Những lưu ý khi tẩy trắng răng

Tẩy trắng răng là phương pháp sử dụng các hóa chất chuyên dụng kết hợp với năng lượng ánh sáng để tạo ra các phản ứng oxy hóa nhằm cắt đứt các chuỗi phân tử màu trong ngà răng. Nói đơn giản đây là phương pháp làm cho răng bạn trắng sáng hơn. Vậy có những lưu ý nào khi thực hiện phương pháp này? Hãy cùng đọc bài viết dưới đây nhé!

Những lý do khiến răng bị ê buốt sau khi bọc răng sứ

Sau khi bọc răng sứ, chúng ta sẽ cảm giác được răng bị ê buốt, vì vậy lý do tại sao lại khiến răng bị ê buốt, hãy đọc bài viết dưới đây nhé:

Giải pháp giúp răng bọc sứ không còn bị ê buốt

Sau khi bọc răng sứ, tình trạng ê buốt chỉ xảy ra vài ngày đầu và sau đó sẽ chấm dứt hoàn toàn. Để không gặp những biến chứng như: bọc răng sứ bị viêm nướu, răng ê buốt kéo dài... bạn nên tránh nhai thức ăn khoảng 2 giờ sau khi bọc sứ.