Răng sữa và răng vĩnh viễn là 2 loại răng hoàn toàn khác nhau nhưng lại có mối quan hệ vô cùng mật thiết. 2 răng này rất khó để phân biệt bởi răng sữa đa số sẽ được thay thành răng vĩnh viễn nhưng có một số nhóm răng khi mọc lên mà không hề thay răng. Vậy răng sữa là gì và răng vĩnh viễn là răng gì và làm sao phân biệt được răng sữa và răng vĩnh viễn? Bài viết sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về 2 loại răng này.
Làm sao phân biệt được răng sữa và răng vĩnh viễn?
Có nhiều yếu tố giúp phân biệt được răng sữa và răng vĩnh viễn:
Số lượng răng khác nhau:
Một đứa trẻ sẽ bắt đầu mọc răng vào khoảng từ 4-6 tháng tuổi và hoàn thành lúc 2 tuổi rưỡi. Số lượng răng tất cả có 20 chiếc răng sữa. Trong đó:
Từ 6 tuổi trẻ bắt đầu mọc răng vĩnh viễn để thay thế các răng sữa bị rụng.
Trong khoảng 8 tuổi đến 12 tuổi, trên hàm mọc của trẻ sẽ mọc lẫn lộn răng sữa với răng trưởng thành như vậy nên chú ý đến kích thước của răng, toàn bộ các răng trưởng thành đều to hơn răng sữa
Đến khoảng 12 tuổi răng sữa của trẻ sẽ được thay hết, trẻ có 28 - 32 chiếc răng vĩnh viễn
Hầu hết con người sẽ tiếp tục mọc răng khôn vào lúc 18 – 25 tuổi, hoặc sau đó nữa. Tuy nhiên một số người không mọc răng khôn.
Men và ngà răng sữa mỏng hơn:
Do cấu trúc men và ngà mỏng hơn, trong suốt, không có dây thần kinh cảm giác, buồng tủy lớn hơn do đó sâu răng sữa sẽ tiến triển vào tủy răng nhanh hơn so với răng vĩnh viễn. Ở răng sữa lớp men răng rất mỏng khoảng 1mm thấp hơn nhiều so với lớp men răng vĩnh viễn là từ (2mm- 3mm).
Tế bào ngà răng có độ cứng kém, không bằng men răng. Ở trẻ nhỏ có tỷ lệ sâu răng cao hơn so với người lớn do lớp men răng mỏng và ngà răng dễ bị axit phá hủy. Nếu bị sâu răng trẻ em cần được điều trị sớm.
Răng vĩnh viễn có màu vàng sậm hơn răng sữa:
Về hình dáng của răng sữa khác răng vĩnh viễn:
Thân răng sữa thấp hơn so với răng vĩnh viễn vì răng sữa có tỉ lệ chiều ngang và răng sữa có chiều cao lớn hơn.
Răng cửa và răng nanh sữa nhỏ và không thanh như răng trưởng thành.
Chân răng sữa rộng hơn: Xét theo tỉ lệ so với phần thân răng thì chân răng sữa dài hơn, mảnh hơn. Các răng sữa hàm có nhiều chân (thường 3 chân đối với hàm trên và 2 chân đối với hàm dưới) và các chân răng thường dang rộng nên việc nhổ răng sữa rất dễ bị gãy.
Chân răng hàm sữa tách nhau ở gần cổ răng hơn và càng về phía chóp thì càng tách xa.