Bọc răng sứ là phương pháp phục hình thẩm mỹ cho răng thưa, hô, móm, nhiễm màu,… Vì tính hiệu quả và thẩm mỹ cao, bọc răng sứ ngày nay gần như trở thành xu hướng được nhiều khách hàng lựa chọn để kiến tạo nụ cười. Tuy nhiên không phải độ tuổi nào cũng có thể làm răng sứ, cũng như không phải bất kì ai cũng có thể bọc răng sứ. Vậy độ tuổi nào phù hợp để bọc răng sứ? Những trường hợp nào không nên bọc răng sứ? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết này!
Độ tuổi phù hợp bọc răng sứ là bao nhiêu có thể linh động trong mỗi tình huống khác nhau. Quan trọng nhất là bạn phải mọc đủ răng vĩnh viễn. Đối với những bệnh nhân đang ở giai đoạn thay răng thì không thể thực hiện được bởi có thể sẽ xuất hiện tình trạng sai lệch hàm về sau, gây ra những biến chứng nguy hiểm như viêm lợi, tổn thương tủy, giảm tuổi thọ của răng thật, …
Do đó, để thực hiện quá trình bọc răng sứ này đòi hỏi bạn phải có một sức khỏe tốt, tình trạng răng miệng ổn định mới đảm bảo kết quả tốt nhất. Vậy nên, độ tuổi trưởng thành là độ tuổi phù hợp nhất (từ 18 tuổi trở lên) để thực hiện dịch vụ này vì khi đó răng vĩnh viễn đã mọc đủ và không có sự phát triển sai lệch về sau.
Tuy nhiên, đối với trường hợp trẻ chưa đến độ tuổi trưởng thành nhưng đã mọc đủ răng vĩnh viễn mà bị sâu răng hay hư tủy thì phụ huynh nên đưa trẻ đến nha khoa để được bác sĩ kiểm tra và tư vấn kỹ lưỡng. Tùy từng trường hợp mà bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị phù hợp. Nếu bác sĩ nhận định có thể làm răng sứ thì bạn có thể yên tâm.
Những trường hợp không nên bọc răng sứ
Sai khớp cắn nghiêm trọng
Bọc răng sứ sẽ không có tác dụng với các trường hợp sai khớp cắn nghiêm trọng. Với những trường hợp này bạn chỉ có thể khắc phục bằng việc niềng răng hoặc phẫu thuật đưa xương về đúng vị trí khớp cắn.
Răng bị hô, móm do cấu trúc xương hàm
Bọc răng sứ tuy có thể khắc phục hô, móm do nguyên nhân xuất phát từ răng. Hướng răng mọc lệch ra hoặc đi vào trong khiến mất thẩm mỹ thì bọc răng sứ là lựa chọn tuyệt vời. Còn với những trường hợp hô, móm do cấu trúc xương hàm thì không mang lại hiệu quả cao. Với những trường hợp này nên tiến hành phẫu thuật dời xương hàm để đạt kết quả như mong muốn.
Chân răng yếu, răng vỡ nặng chỉ còn chân răng
Bọc răng sứ đòi hỏi chân răng phải chắc và đủ lực để nâng đỡ mão sứ phía trên. Nếu chân răng yếu hoặc quá ngắn thì việc bọc răng sứ chỉ là tạm thời, dễ lung lay.
Răng quá nhạy cảm
Bọc răng sứ cần phải tiến hành mài cùi răng thật, tuy nhiên nếu răng quá nhạy cảm dễ gây ra tình trạng ê buốt kéo dài.
Người đang mắc các bệnh lý
Với các người đang mắc các bệnh lý về tim mạch, động kinh, máu khó đông,… thì không nên bọc răng sứ. Vì quá trình mài răng và dùng thuốc tế khi tiến hành sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người bệnh.