Điều trị khớp cắn ngược

Khớp cắn ngược còn được gọi là tình trạng răng móm, đây là một trong những sai lệch khớp cắn nghiêm trọng, không chỉ gây mất thẩm mỹ cho khuôn mặt mà còn gây ra những trở ngại trong cuộc sống sinh hoạt và công việc. Vậy chúng ta nên làm gì khi bị khớp cắn ngược?

Tùy vào tình trạng khớp cắn ngược cũng như tài chính của mỗi người sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau. Một số phương pháp điều trị khớp cắn ngược được sử dụng phổ biến là: phẫu thuật, bọc răng sứ, niềng răng.

1. Phẫu thuật

Phẫu thuật chỉnh hình răng miệng là phương pháp điều trị hiệu quả hầu hết các trường hợp khớp cắn ngược, đặc biệt là khớp cắn ngược do xương.

Phẫu thuật chỉnh hình xương là phẫu thuật chỉnh sửa xương hàm nhằm mục đích đưa tương quan hàm trên hàm dưới hài hòa với nhau, qua đó làm thay đổi hình dạng khuôn mặt, mang lại nét hài hòa và cải thiện thẩm mỹ khuôn mặt và cải thiện được chức năng ăn nhai.

2. Bọc răng sứ

Không phải tất cả các trường hợp khớp cắn ngược đều thực hiện được bọc răng sứ. Bọc răng sứ chỉ được chỉ định trong trường hợp bị lệch khớp nhẹ do răng. Ưu điểm của phương pháp này:

  • Thời gian phục hồi nhanh chóng, không mất quá nhiều thời gian như niềng răng.
  • Cải thiện được màu sắc, dáng răng như ý muốn. Những người răng bị ố vàng, xỉn màu bị móm thì nên áp dụng phương pháp này
  • Đạt độ thẩm mỹ cao do răng sứ có màu sắc y như răng thật
  • Độ bền của răng sứ có độ bền lên tới 15 năm và chịu được lực ăn nhai lớn gấp 3 – 4 lần răng thật.
  • Tuy vậy, bọc răng sứ cần phải mài cùi răng thật nhưng không quá 2mm và chỉ phù hợp khớp cắn nhẹ.

3. Niềng răng

Phương pháp niềng răng phù hợp với mọi tình trạng khớp cắn ngược từ nhẹ đến nặng. Mọi người khi gặp tình trạng này thường lựa chọn niềng răng vì phương pháp này bảo tồn răng thật đến mức tối đa. Bạn sẽ không cần mài răng như bọc sứ mà vẫn điều chỉnh được khớp cắn về đúng vị trí.

Tất cả các trường hợp răng mọc lệch lạc, người có răng bị lệch khớp cắn - trong đó có khớp cắn ngược làm cho khuôn mặt mất đi vẻ thẩm mỹ thì đều có thể điều trị bằng phương pháp chỉnh hình răng. Thực tế, niềng răng chính là một phát minh vĩ đại, mang đến các lợi ích tuyệt vời cho những ai đang gặp khó khăn vì hàm răng không được như ý.

Hãy liên hệ đến nha khoa Cát Tiên nếu bạn có bất kì vấn đề nào về răng miệng nhé, bạn sẽ được tư vấn một cách kĩ lưỡng nhất từ các bác sĩ có chuyên môn tại nha khoa!

Dịch vụ khác

Bị sâu răng nên bọc răng sứ hay trám răng

Sâu răng là một loại bệnh lý về răng phổ biến nhất mà bất cứ ai cũng đều có nguy cơ mắc phải. Biểu hiện của răng sâu là có các vệt đen nhỏ li ti trên bề mặt răng, vậy khi bị sâu răng chúng ta nên bọc sứ hay trám răng? Hãy đọc bài viết dưới đây để hiểu thêm nhé!

Nguyên nhân gây xỉn màu răng

Do chế độ ăn uống cũng như phương pháp chăm sóc răng không đúng đã dẫn đến tình trạng răng bị xỉn màu. Hãy tham khảo thêm bài viết dưới đây đề hiểu thêm về các nguyên nhân làm cho răng của bạn bị xỉn màu nhé!

Lý do bọc răng sứ khiến bạn bị hôi miệng

Trồng răng sứ bị hôi miệng không phải là tình trạng hiếm gặp, điều này khiến cho rất nhiều người đã bọc răng sứ cảm thấy khó chịu và mất tự tin khi giao tiếp. Vậy lý do dẫn đến tình trạng này và cách khắc phục vấn đề này là gì?

Những lưu ý khi tẩy trắng răng

Tẩy trắng răng là phương pháp sử dụng các hóa chất chuyên dụng kết hợp với năng lượng ánh sáng để tạo ra các phản ứng oxy hóa nhằm cắt đứt các chuỗi phân tử màu trong ngà răng. Nói đơn giản đây là phương pháp làm cho răng bạn trắng sáng hơn. Vậy có những lưu ý nào khi thực hiện phương pháp này? Hãy cùng đọc bài viết dưới đây nhé!

Những lý do khiến răng bị ê buốt sau khi bọc răng sứ

Sau khi bọc răng sứ, chúng ta sẽ cảm giác được răng bị ê buốt, vì vậy lý do tại sao lại khiến răng bị ê buốt, hãy đọc bài viết dưới đây nhé:

Giải pháp giúp răng bọc sứ không còn bị ê buốt

Sau khi bọc răng sứ, tình trạng ê buốt chỉ xảy ra vài ngày đầu và sau đó sẽ chấm dứt hoàn toàn. Để không gặp những biến chứng như: bọc răng sứ bị viêm nướu, răng ê buốt kéo dài... bạn nên tránh nhai thức ăn khoảng 2 giờ sau khi bọc sứ.